简体中文
繁體中文
English
Pусский
日本語
ภาษาไทย
Tiếng Việt
Bahasa Indonesia
Español
हिन्दी
Filippiiniläinen
Français
Deutsch
Português
Türkçe
한국어
العربية
Lời nói đầu:Lý thuyết Dow là cơ sở đầu tiên cho mọi nghiên cứu kĩ thuật. Tuy nhiên, rất nhiều NĐT bây giờ biết nhiều lý thuyết về phân tích kỹ thuật khác như sóng Elliot, đường xu hướng, MACD, RSI… nhưng lại quên đi nền tảng về lý thuyết Dow, 1 trong những lý thuyết nền móng nhất của PTKT.
Lý thuyết Dow là cơ sở đầu tiên cho mọi nghiên cứu kĩ thuật. Tuy nhiên, rất nhiều NĐT bây giờ biết nhiều lý thuyết về phân tích kỹ thuật khác như sóng Elliot, đường xu hướng, MACD, RSI… nhưng lại quên đi nền tảng về lý thuyết Dow, 1 trong những lý thuyết nền móng nhất của PTKT.
1. Lý thuyết Dow là gì?
Lý thuyết Dow được xem là nền tảng, và viên gạch đầu tiên để nghiên cứu về phân tích kỹ thuật. Tuy bị vấn đề về độ trễ, trái ngược với Nến Nhật, nhưng nó luôn được nhiều nhà đầu tư coi trọng.
Về lý thuyết Dow là một lý thuyết cơ bản của những lý thuyết, những lý thuyết khác sau này cũng dựa trên nền tảng của lý thuyết này mà phát triển. Các trường phái phân tích kỹ thuật cũng thừa kế và phát triển trên nền tảng của lý thuyết Dow, được mô tả một cách đơn giản hơn và dễ hiểu hơn và thực tế hơn bằng đồ thị với các công cụ chỉ báo được tính toán sẵn.
2. Lịch sử hình thành lý thuyết Dow
Cha đẻ của lý thuyết Dow là ông Charles H. Dow, các nguyên lý cơ bản của lý thuyết này được hình thành thông qua 1 loạt các bài xã luận do ông viết đăng tải trên tờ Wall Street Journal. Những bài viết này thể hiện niềm tin của Dow về cách phản ứng của thị trường chứng khoán cũng như cách thức đo lường sức khỏe thị trường tài chính để tìm kiếm lợi nhuận.
Tới năm 1902, Charles H. Dow qua đời 1 cách đột ngột, khiến cho toàn bộ những tài liệu vẫn trong trạng thái dang dở. Nên 1 trong số các cộng sự của Dow, tiêu biểu là William P. Hamilton cũng chính là người thay ông giữ chức biên tập tờ Wall Street Journal đã tiếp tục nghiên cứu,hoàn thiện và cho ra đời lý thuyết Dow như ngày hôm nay.
Dow tin rằng thị trường chứng khoán nói chung là thước đo đáng tin cận cho điều kiện tổng thể của 1 nền kinh tế. Và bằng cách phân tích tổng thể người ta có thể đánh giá chính xác các điều kiện đó cũng như xác định hướng xu hướng chính của thị trường và hướng phát triển của từng cổ phiếu riêng lẻ.
Để làm được vậy Dow chủ yếu dựa vào 2 chỉ số gồm: Chỉ số công nghiệp Dow Jones và Chỉ số đường sắt Dow Jones (nay là Chỉ số vận tải), được Dow biên soạn đăng tải trên Wall Street Journal. Ông cho rằng chúng có thể phản ánh chính xác các điều kiện kinh doanh vì chúng bao gồm hai phân khúc kinh tế chính: công nghiệp và đường sắt (vận tải).
Dù các chỉ số này đã thay đổi trong suốt 100 năm qua, nhưng lý thuyết vẫn áp dụng và trở thành 1 trong những lý thuyết cơ bản nhất cho giao dịch ngoại hối forex cũng như cho thị trường tài chính hiện đại.
Toàn bộ lý thuyết phân tích kỹ thuật mà chúng ta biết tới như ngày hôm nay đều bắt nguồn từ lý thuyết Dow. Vì thế, nếu muốn hiểu rõ phân tích kỹ thuật trong forex bạn cần biết 6 nguyên lý cơ bản của thuyết Dow.
3. Nguyên lý cơ bản của lý thuyết Dow
3.1 Thị trường phản ánh tất cả
Tiền đề cơ bản đầu tiên của lý thuyết Dow cho thấy tất cả thông tin – từ quá khứ, hiện tại, thậm chí là tương lai – đều gây ảnh hưởng tới thị trường, được phản ánh trong giá của cổ phiếu và chỉ số.
Thông tin mà Dow nói tới đây bao gồm tất cả mọi thứ từ cảm xúc nhà đầu tư cho đến lạm phát, dữ liệu lãi suất… Điều duy nhất bị loại trừ là các thông tin không thể biết trước như động đất, sóng thần hay khủng bố… Tuy nhiên, ngay sau đó những rủi ro của sự kiện này cũng được định giá vào thị trường.
Cần lưu ý, theo Dow, thông tin không giúp nhà giao dịch hoặc chính bản thận thị trường biết được tất cả mọi thứ, mà chỉ dùng để dự đoán các sự kiện sẽ xảy ra trong tương lai. Ngay cả các yếu tố – đã xảy ra, sắp xảy ra và có thể xảy ra – sẽ được định giá vào thị trường. Khi mọi thứ thay đổi, thị trường buộc phải điều chỉnh cùng với giá cả để phản ánh theo những thông tin thay đổi đó. Ý tưởng này cũng từng xuất hiện trong công trình của Eugene Fama ra đời năm 1960, có tên gọi giả thuyết thị trường hiệu quả. Tuy nhiên, lý thuyết Dow khác biệt ở chỗ nó được sử dụng để dự đoán xu hướng trong tương lai.
Không những vậy, thị trường phản ánh tất cả mọi thứ, thực tế không phải là điều mới mẻ với nhà giao dịch, vì chúng luôn được sử dụng trong lĩnh vực tài chính. Rất nhiều trader chỉ cần nhìn vào biến động giá, mà không cần nhìn vào các yếu tố khác như chỉ báo chẳng hạn cũng có thể xác định được xu thế thị trường.
Giống như phân tích kỹ thuật chính thống, lý thuyết Dow chủ yếu tập trung vào giá cả. Tuy nhiên, khác ở chỗ lý thuyết Dow liên quan đến biến động toàn bộ thị trường hơn là chỉ thu hẹp trong thị trường chứng khoán.
Ví dụ, người theo lý thuyết Dow sẽ xem xét biến động giá theo các chỉ báo nằm trong xu hướng chính. Một khi họ có ý tưởng về xu hướng trên thị trường, họ sẽ đưa ra quyết định đầu tư. Nếu xu thế chính là xu hướng tăng, thì nhà đầu tư sẽ mua giao dịch cổ phiếu riêng lẻ với mức định giá hợp lý.
3.2 Ba xu thế của thị trường
- Xu thế chính - xu thế cấp 1 trong lý thuyết Dow: Theo lý thuyết Dow, xu hướng cấp 1 là xu hướng quan trọng nhất để xác định thị trường. Nó ảnh hưởng đến sự biến động giá của cổ phiếu. Xu hướng chính cũng sẽ tác động đến các xu hướng phụ và xu hướng nhỏ trên thị trường.
- Xu thế phụ – xu thế cấp 2: Theo lý thuyết Dow, nếu xu hướng chính chỉ di chuyển theo một hướng nhất định, thì xu hướng thứ cấp sẽ di chuyển theo hướng ngược lại với xu hướng chính.
- Xu thế nhỏ: Xu hướng nhỏ theo lý thuyết Dow không kéo dài quá 3 tuần. Đây là xu hướng được sử dụng để điều chỉnh hoặc có những biến động giá đi ngược lại với xu hướng 2.
3.3 Ba giai đoạn của xu thế chính
Xu hướng thị trường (chính) sẽ có 3 giai đoạn:
- Giai đoạn đầu tiên của các xu hướng chính giúp các nhà đầu tư xác định rằng họ có thể kiếm được bao nhiêu lợi nhuận từ giai đoạn tích(trước thị trường tăng giá) hoặc giai đoạn phân phối (trước thị trường giá xuống)..
- Sau khi qua giai đoạn sẽ chuyển sang giai đoạn thứ hai là giai đoạn tham gia của công chứng, còn tùy thuộc vào thị trường mà giai đoạn này sẽ có những tên gọi khác như giai đoạn bùng nổ (thị trường bò) hoặc giai đoạn giảm mạnh (thị trường gấu).
- Cuối cùng, thị trường trải qua giai đoạn vượt quá, được đặc trưng bởi giai đoạn hưng phấn (khi kết thúc thị trường tăng giá), hoặc hoảng loạn / tuyệt vọng (khi kết thúc thị trường giảm).
3.4 Chỉ số bình quân phải xác nhận lẫn nhau
Trong lý thuyết Dow, việc đảo chiều từ thị trường bò (thị trường tăng) sang thị trường gấu (thị trường giảm) không thế nào được xác nhận nếu không có sự xác nhận từ 2 chỉ số (theo truyền thống là Chỉ số trung bình công nghiệp và đường sắt). Điều này có nghĩa là các tín hiệu xảy ra trên biểu đồ của chỉ số này phải khớp hoặc tương ứng với các tín hiệu xảy ra trên biểu đồ của chỉ số khác.
3.5 Khối lượng giao dịch là điều kiện dùng để xác nhận xu hướng
Theo lý thuyết của Dow, các tín hiệu để mua và bán dựa trên biến động giá. Chính vì thế, khối lượng cũng được sử dụng như một chỉ báo để giúp xác nhận những gì thị trường đang gợi ý cho nhà giao dịch. Từ nguyên lý này cho thấy, trong 1 xu hướng giá tăng khối lượng sẽ tăng theo khi giá di chuyển theo đúng xu hướng và giảm khi giá di chuyển theo hướng ngược lại. Ví dụ, trong một xu hướng tăng, khối lượng sẽ tăng khi giá tăng và giảm khi giá giảm.
Như vậy trong trường hợp khối lượng chạy ngược với xu hướng (giá tăng nhưng khối lượng giảm, giá giảm nhưng khối lượng giao dịch tăng) đó là dấu hiệu của sự yếu kém trong xu hướng hiện tại và có thể sẽ có sự đảo chiều xu hướng trong thời gian tới.
3.6 Xu hướng được duy trì cho đến khi dấu hiệu đảo chiều xuất hiện
Việc xác định xu hướng là để cho chúng ta không giao dịch ngược hoặc chống lại xu hướng. Theo lý thuyết Dow, nguyên lý thứ sáu cũng là nguyên lý cuối cùng này tin rằng một xu hướng vẫn có hiệu lực cho đến khi xuất hiện nhiều dấu hiệu cho thấy nó đã bị đảo chiều.
Nhà giao dịch cần kiên nhẫn chờ đợi 1 bức tranh rõ ràng về việc đảo ngược xu hướng bởi vì như ở nguyên lý thứ 2 chúng ta biết rằng thị trường sẽ có nhiều xu hướng nhỏ (minor), xu hướng thứ cấp nên rất dễ gây nhầm lẫn đó thực sự là xu hướng chính hay chỉ là sự điều chỉnh xu hướng.
----------------------------------------------------------------------------------------
WikiFX là ứng dụng tra cứu sàn môi giới toàn cầu đầu tiên tại Việt Nam. Với kho dữ liệu khổng lồ hơn 25000 broker và sự tin tưởng của hơn 3 triệu người dùng trên toàn thế giới.
*Cảnh báo rủi ro: Trước khi bắt đầu giao dịch, bạn phải hiểu rõ những rủi ro liên quan đến các giao dịch sử dụng đòn bẩy và cần phải có kinh nghiệm cần thiết để làm việc trên thị trường Forex.
Miễn trừ trách nhiệm:
Các ý kiến trong bài viết này chỉ thể hiện quan điểm cá nhân của tác giả và không phải lời khuyên đầu tư. Thông tin trong bài viết mang tính tham khảo và không đảm bảo tính chính xác tuyệt đối. Nền tảng không chịu trách nhiệm cho bất kỳ quyết định đầu tư nào được đưa ra dựa trên nội dung này.
Lợi tức Kho bạc Hoa Kỳ nhích cao hơn vào sáng thứ Ba, trước cuộc họp chính sách tháng 12 của Cục Dự trữ Liên bang.
Theo một chiến lược gia từ United Overseas Bank, động thái được dự đoán rộng rãi của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ nhằm đẩy nhanh việc chấm dứt chương trình mua trái phiếu không có khả năng dẫn đến biến động trên thị trường châu Á, theo một chiến lược gia từ United Overseas Bank.
Giá cổ phiếu tương lai tăng nhẹ trong phiên giao dịch qua đêm hôm Chủ nhật sau khi S&P 500 ghi nhận tuần tốt nhất kể từ tháng 2 ở mức đóng cửa kỷ lục mới, phục hồi sau đợt bán tháo lớn do lo ngại về biến thể omicron coronavirus.
Tờ Bloomberg đưa tin, hàng loạt bài bình luận từ các tổ chức hàng đầu của Trung Quốc cho thấy các nhà chức trách đang đẩy mạnh nỗ lực đưa ra thông điệp quốc tế về sự sụp đổ của Evergrande Group. Điều đáng nói là việc này được tiến hành ngay cả khi bản thân công ty bất động sản này vẫn giữ im lặng về tình trạng vỡ nợ của mình.
FBS
FOREX.com
FxPro
IQ Option
Tickmill
HFM
FBS
FOREX.com
FxPro
IQ Option
Tickmill
HFM
FBS
FOREX.com
FxPro
IQ Option
Tickmill
HFM
FBS
FOREX.com
FxPro
IQ Option
Tickmill
HFM