简体中文
繁體中文
English
Pусский
日本語
ภาษาไทย
Tiếng Việt
Bahasa Indonesia
Español
हिन्दी
Filippiiniläinen
Français
Deutsch
Português
Türkçe
한국어
العربية
Lời nói đầu:Đã bao giờ bạn nghe về định nghĩa Risk of Ruin (RoR) trong giao dịch chưa? Đại khái rằng đây chính là xác suất mà bạn sẽ mất một số tiền đáng kể đến mức không thể phục hồi hay tiếp tục giao dịch. Nghe đáng sợ phải không nào? Hôm nay, chúng ta sẽ cùng đi phân tích về một công cụ Forex trên WikiFX có thể giúp bạn tính toán được chỉ số Risk of Ruin của các giao dịch!
Trước khi vào phần chính, hãy bắt đầu bằng việc tìm hiểu một chút về định nghĩa Risk of Ruin.
Risk of Ruin là gì?
Risk of Ruin (RoR) hay còn gọi với cái tên Rủi ro hủy hoại là một khái niệm tài chính liên quan đến khả năng nhà đầu tư mất tất cả vốn đầu tư hoặc cạn kiệt tài sản đến mức không thể tiếp tục hay phục hồi.
Dễ hiểu hơn một tí nhé, ví dụ nếu bạn đặt cược toàn bộ số tiền bạn đang có cho một lần tung đồng xu, và người chiến thắng sẽ được quyết định dựa trên mặt đồng xu úp hay ngửa, thì khi đó chỉ số Rủi ro hủy hoại mà bạn đang đối mặt là 50%, hay 50/50. Trong trường hợp chơi nhiều lần, thì phần trăm rủi ro thua lỗ sẽ được tích lũy theo số lần chơi. Nghĩa là mỗi lần chơi sẽ làm tăng rủi ro và càng chơi thì mức độ thua lỗ càng lớn.
Công cụ tính rủi ro thanh khoản của WikiFX và mối liên hệ với công thức Risk of Ruin
Công cụ tính rủi ro thanh khoản của WikiFX dựa trên công thức tính Rủi ro hủy hoại, từ đó đưa ra cho nhà đầu tư xác suất mà họ sẽ phá sản cũng như mất tiền từ một cuộc giao dịch.
Hiện nay trên thế giới có rất nhiều phương pháp khác nhau để tính toán Rủi ro hủy hoại, nhưng WikiFX sẽ sử dụng công thức phổ biến nhất.
Rủi ro hủy hoại = (1 – (B – P)) / (1 + (B – P)) ^ U
Trong đó:
· B là xác suất thắng (ví dụ 60% là 0,6)
· P là xác suất thua (ví dụ 40% là 0,4)
· U là số lần giao dịch thua lỗ tối đa trước khi chạm đến ngưỡng phá hoại
Khá là đơn giản phải không? Tuy nhiên, bạn phải hiểu rằng việc chúng ta gặp rủi ro phá sản hoặc rơi vào tình huống không thể phục hồi vốn sẽ phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nữa. Và để làm cho mọi thứ “đơn giản” hết mức có thể cho các nhà đầu tư, Công cụ tính rủi ro thanh khoản đã được WikiFX tối ưu hóa với các số liệu sau đây:
- Tỷ lệ thắng (%): Xác suất thắng của toàn bộ giao dịch trước đó mà bạn đã từng trải qua
- Lợi nhuận/thua lỗ trung bình: Ở đây, bạn sẽ lấy 1 / (Mức giảm lớn nhất / 100), làm tròn tới chữ số thập phân thứ 2. Bạn có thể nhìn vào ví dụ bên dưới để hiểu rõ hơn.
- Rủi ro trên một giao dịch (%): Con số này sẽ là phần trăm giữa số tiền rủi ro mà bạn có thể mất trong một giao dịch so với tổng vốn của bạn, thông thường sẽ là 1%.
- Số lượng giao dịch: Là số lần giao dịch thua lỗ tối đa trước khi đạt cột mốc hủy hoại.
- Mức giảm lớn nhất (%): Là số tiền thua lỗ tối đa mà bạn có thể chịu (cột mốc hủy hoại) chia cho tổng số vốn ban đầu.
Để giúp bạn hiểu rõ hơn về công thức này, chúng ta hãy cùng đi phân tích ví dụ dưới đây:
Ví dụ: Giả sử Mike có tài khoản với số vốn là 50.000 đô la và mức rủi ro tối đa mà anh ta chấp nhận là 30%, tức 15.000 đô la, đây là mức giảm lớn nhất.
Bên cạnh đó, với những kinh nghiệm trước đây thì anh ta biết rằng xác suất chiến thắng của mình trên mỗi giao dịch là 60% và thua là 40% (dựa trên số giao dịch thắng và thua trước đây), và Rủi ro trên mỗi giao dịch sẽ là 1% trên tổng số vốn, tức 500 đô la. Nghĩa là số lần giao dịch thua lỗ tối đa mà anh ta có thể chịu được là 30 lần (500 ^ 30 = 15.000).
Vậy cái chúng ta còn thiếu ở đây là Lợi nhuận/thua lỗ trung bình, nó sẽ được tính là 1 / (30/100) = 3,33333333 ~ 3,33.
Khi đã có được những dữ liệu cần thiết, nhà đầu tư chỉ cần nhập đầy đủ những thông tin đó vào trong Công cụ tính rủi ro thanh khoản của WikiFX là bạn sẽ nhận được những dự đoán về phần trăm mà cuộc giao dịch thất bại hay không.
Các bước truy cập Công cụ tính rủi ro thanh khoản trên WikiFX
Tất nhiên là mọi công cụ Forex trên WikiFX là hoàn toàn miễn phí, trader có thể dễ dàng truy cập và sử dụng chúng trên cả ứng dụng lẫn website của WikiFX.
Trên website
- Bước 1: Bạn truy cập vào website của WikiFX và chọn biểu tượng 3 dấu gạch ở góc trên bên phải
- Bước 2: Ở mục Khác, bạn chọn Công cụ Forex.
- Bước 3: Kéo xuống và chọn Công cụ tính rủi ro thanh khoản.
Trên ứng dụng
- Bước 1: Tải và cài đặt ứng dụng WikiFX
Bạn có thể tải ứng dụng WikiFX trên hai nền tảng Android và iOS hoàn toàn miễn phí. Sau đó truy cập vào ứng dụng
- Bước 2: Trên màn hình chính của ứng dụng, hãy chọn vào Toàn bộ (biểu tượng cỏ 4 bốn lá)
- Bước 3: Ở mục Lối tắt, bạn hãy chọn Công cụ forex. Sau đó, bạn chỉ cần chọn vào Công cụ tính rủi ro thanh khoản, nhập các giá trị đơn giản rồi bấm Tính toán là xong rồi.
Kết luận
Đây là một Công cụ yêu cầu khá nhiều thông tin chi tiết cũng như bắt buộc trader phải có một kế hoạch cụ thể trước khi điền thông tin. Nhưng WikiFX xin nhắc nhở rằng, không có công cụ nào là chính xác tuyệt đối và chỉ mang tính chất tham khảo. Rủi ro và lợi nhuận sẽ phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau, đặc biệt trong một môi trường đầy biến động như forex. Hãy là một nhà đầu tư thông minh và luôn nhìn nhận kỹ càng mọi khía cạnh trước khi đưa ra bất kỳ quyết định nào!
Nếu như bạn đang muốn tìm thêm những thông tin và phân tích chuyên sâu khác về các sàn môi giới forex, bạn chỉ cần nhập tên sàn bạn đang tìm kiếm là mọi thông tin cần thiết và “độc quyền” sẽ mở ra trước mắt bạn, thử ngay!
Miễn trừ trách nhiệm:
Các ý kiến trong bài viết này chỉ thể hiện quan điểm cá nhân của tác giả và không phải lời khuyên đầu tư. Thông tin trong bài viết mang tính tham khảo và không đảm bảo tính chính xác tuyệt đối. Nền tảng không chịu trách nhiệm cho bất kỳ quyết định đầu tư nào được đưa ra dựa trên nội dung này.
Octa
FxPro
XM
IQ Option
FBS
Tickmill
Octa
FxPro
XM
IQ Option
FBS
Tickmill
Octa
FxPro
XM
IQ Option
FBS
Tickmill
Octa
FxPro
XM
IQ Option
FBS
Tickmill