简体中文
繁體中文
English
Pусский
日本語
ภาษาไทย
Tiếng Việt
Bahasa Indonesia
Español
हिन्दी
Filippiiniläinen
Français
Deutsch
Português
Türkçe
한국어
العربية
Lời nói đầu:Số phận đồng đô la một lần nữa bị đảo ngược khi đề xuất về gói kích thích “siêu to khổng lồ” của Fed không vượt qua được ải Quốc hội. Thị trường lại bị hút về phía đồng bạc xanh.
Số phận đồng đô la một lần nữa bị đảo ngược khi đề xuất về gói kích thích “siêu to khổng lồ” của Fed không vượt qua được ải Quốc hội. Thị trường lại bị hút về phía đồng bạc xanh.
Khi Fed tuyên bố giãn giới hạn gói kích thích tài chính lên mức 2000 tỷ đô, đô la Mỹ lập tức giảm từ mức cao lịch sử, nhà đầu tư phân tán qua các kênh tài sản rủi ro khác. Song song đó, các loại tiền tệ mới nổi bao gồm đồng rand Nam Phi, peso Mexico đã tăng vọt, trái phiếu tại Úc cũng lập tức tăng giá. Thị trường tin rằng những động thái của Fed có thể giảm bớt khủng hoảng thanh khoản và giảm tỷ lệ suy thoái kinh tế toàn cầu.
Ông Cameron Sheets, người đứng đầu nghiên cứu kinh tế vĩ mô tại PGIM Fixed Income và cựu chuyên gia kinh tế của FOMC cho biết, thị trường có thể sẽ bắt đầu cảm nhận được toàn bộ làn sóng thanh khoản mà Fed đang cung cấp. Thanh khoản mà Fed đã cung cấp từ tuyến phòng thủ đầu tiên của họ cho các vấn đề đang xảy ra trong nước thậm chí là cho thị trường thấy rõ rằng Fed sẽ đóng vai trò là người cho vay quốc tế cuối cùng trong suốt quá trình của cuộc khủng hoảng.
Tuy nhiên, sau ngày hôm qua (23/3), bất chấp sự can thiệp từ Fed, gọi cứu trợ lý tưởng 2000 tỷ này lại không nhận được sự đồng thuận từ Quốc hội.
Tỷ giá đồng bạc xanh ngay lập tức leo cao chót vót. Chỉ số US Dollar Index (DXY) đo lường sức mạnh đồng bạc xanh so với 6 đồng tiền chủ chốt vọt lên mức 102,66 điểm, mức cao nhất trong 3 năm qua.
Mặc dù tăng mạnh, nhưng đà tăng của đồng USD được dự báo sẽ chững lại, thậm chí quay đầu giảm ở cả trên thị trường thế giới và trong nước. Sở dĩ USD tăng mạnh là bởi ở vào thời điểm hiện tại tất cả các loại tài sản đều được xem là không hấp dẫn bằng đồng bạc xanh, kể cả vàng và trái phiếu chính phủ Mỹ, chưa nói tới cổ phiếu đang sụt giảm mạnh trên phạm vi toàn cầu.
Miễn trừ trách nhiệm:
Các ý kiến trong bài viết này chỉ thể hiện quan điểm cá nhân của tác giả và không phải lời khuyên đầu tư. Thông tin trong bài viết mang tính tham khảo và không đảm bảo tính chính xác tuyệt đối. Nền tảng không chịu trách nhiệm cho bất kỳ quyết định đầu tư nào được đưa ra dựa trên nội dung này.
Các quan chức Fed đã cho biết họ sẵn sàng giảm lãi suất nếu cần, mặc dù hiện tại chưa cần thiết ngay lập tức. Lập trường dịu dàng này đã được thị trường đón nhận tích cực, dẫn đến áp lực mua vàng gia tăng. Mặc dù rủi ro lạm phát vẫn tiếp tục, kỳ vọng của thị trường về việc cắt giảm lãi suất vào tháng Sáu đã tăng lên 66,3% (tăng 3% kể từ khi công bố PCE). Lãi suất thấp hơn có thể làm tăng sức hấp dẫn của vàng không sinh lời.
Cặp USD/JPY đang giao dịch dưới 157.00, với đồng Yên Nhật mạnh lên do tâm lý rủi ro trong phiên châu Á. Cặp tiền này hiện đang tập trung vào khả năng can thiệp bằng lời nói của Nhật Bản và dữ liệu kinh tế Mỹ sắp tới. Vào thứ Hai, USD/JPY giảm hơn 0.20% và hiện ở mức 156.96, với triển vọng giảm giá có thể tiếp tục.
USD/JPY giao dịch dưới mức 157.50 do đồng yen Nhật Bản tăng cường sau các cảnh báo từ chính quyền Nhật Bản, mặc dù đồng đô la Mỹ mạnh mẽ và lợi suất trái phiếu Mỹ đang tăng. Can thiệp bị nghi ngờ đã khiến cặp tiền này giảm xuống mức thấp nhất trong một tháng, các nhà giao dịch cảnh giác với các hành động tiếp theo. Sự phục hồi nhẹ của lợi suất trái phiếu Mỹ hỗ trợ đồng đô la, nhưng kỳ vọng Cục Dự trữ Liên bang (Fed) sẽ cắt giảm lãi suất vào tháng 9 có thể hạn chế mức tăng.
Tuần này là thời điểm quan trọng cho các thị trường toàn cầu, với các sự kiện kinh tế và chính trị lớn diễn ra ở cả hai bên bờ Đại Tây Dương.