简体中文
繁體中文
English
Pусский
日本語
ภาษาไทย
Tiếng Việt
Bahasa Indonesia
Español
हिन्दी
Filippiiniläinen
Français
Deutsch
Português
Türkçe
한국어
العربية
Lời nói đầu:Tuần rồi quả là một tuần kinh hoàng đối với thị trường vì những quy luật bất tuân theo nguyên tắc Logic nào. Đầu tiên là Gold tăng do hệ quả tác động xấu vào nền Kinh tế từ Corona và USD Index cũng…
Tuần rồi quả là một tuần kinh hoàng đối với thị trường vì những quy luật bất tuân theo nguyên tắc Logic nào. Đầu tiên là Gold tăng do hệ quả tác động xấu vào nền Kinh tế từ Corona và USD Index cũng… tăng theo. Lí giải cho việc này ấy là dòng tiền được tháo ra khỏi các cặp tiền chính và đổ vào Gold lẫn đồng bạc xanh – Đồng tiền được đánh giá có nền kinh tế mạnh nhất G7 ở hiện tại. Song song đó, JPY lại giảm mạnh và chính thức bị “delete” khỏi danh mục tài sản trú ẩn an toàn bởi quan ngại về sự suy thoái kinh tế của Nhật Bản. Bên cạnh đó, dù rằng Corona đã hạ nhiệt ở Trung Quốc, nhưng lại lan rộng khắp thế giới với các điểm nóng mới là: Hàn Quốc và khối Châu Âu, cụ thể là Italia. Từ đó dẫn đến cú GAP 40 giá thần sầu của Gold rạng sáng nay, mở ra một tuần giao dịch mới vẻ như không an lành gì cho lành.
Hiện có 02 tâm điểm thị trường cần lưu ý, một là tình hình Corona sẽ lan rộng đến đâu và kế đến là chính sách nới lỏng tiền tệ của các quốc gia nhằm hỗ trợ nền Kinh tế với đầu tàu là PoBC của Trung Quốc. Do đó các bản tin kinh tế ở tuần này dự kiến sẽ không tạo ra quá nhiều dấu ấn. Có chăng chỉ là các bản tin liên quan đến USD Index vì gián tiếp trở thành đồng tiền trú ẩn (thay thế JPY), do đó Đồng Bạc Xanh hiện như một quả bom nổ chậm, mỗi bản tin được công bố nếu không đạt được như dữ liệu kì vọng hoàn toàn có thể khiến dòng vốn thị trường thay đổi mạnh trong ngắn hạn, tương tự như hiệu ứng PMI cuối tuần rồi mang lại.
Ở tuần này về phía Mĩ chỉ mỗi duy nhất bản tin CB lúc 20:00 Thứ 3, hiện dữ liệu dự báo cho thấy thị trường vẫn đang kì vọng vào một kì CB tốt thế nhưng các chỉ số tuần rồi về Core Retail Sales lẫn PMI không đạt được như kì vọng thế nên CB kì này vẫn là một dấu chấm hỏi lớn. Góc nhìn cá nhân thì CB kì này dự sẽ không mấy khả quan và là tâm điểm kinh tế lớn nhất tuần cần chú ý. Tuần rồi USD Index đã phá đỉnh 03 năm với mức cao nhất xác lập được ở 99.9. Vậy nên dưới bối cảnh chung hiện tại, giả thuyết CB không đạt được như kì vọng thì USD Index dự kiến sẽ giảm nhất thời và viễn cảnh về một USD Index cán quanh mốc 100 hoàn toàn có thể diễn ra.
USD Index D1, kì vọng giảm ngắn hạn về quanh 98.8-99.0 rồi sẽ tiếp tục tăng
Như đã đề cập ở trên các Bank trung ương sẽ hòng ra sức để kích thích nền kinh tế với sự dẫn đầu là PoBC “nới lỏng tối đa” do đó các tài sản trú ẩn an toàn, cụ thể là Gold sẽ khó giảm trong ngắn hạn. Ở một giác độ khác, 02 cặp tiền Châu Đại Dương sẽ gián tiếp chịu áp lực giảm ở thời gian tới. Các bản tin ANZ Business Confidence (10:00 Thứ 3) và Private Capital Expenditure (7:30 Thứ 5) dự kiến sẽ không tạo ra quá nhiều hiệu ứng đến 02 đồng tiền này, hệt như cách Retail Sales phản ứng sáng nay. Thay vào đó cần hướng trọng tâm đến các chính sách tiền tệ mới nhằm thúc đẩy nền kinh tế của Trung Quốc và PMI 8:00 Thứ 7 tuần này. Góc độ cá nhân về trung hạn dự AUD và NZD sẽ còn tiếp tục ngụp lặn sâu dưới đáy bảng xếp hạng.
Riêng về khối Europe chúng ta cần xem xét ở một góc nhìn riêng biệt. Câu chuyện về PMI Mĩ cuối tuần rồi xấu kèm theo PMI Europe ở mức chấp nhận được giúp EUR phục hồi trong ngắn hạn. Thế nhưng việc Corona tác động xấu lên Italia sẽ khiến bức tranh Europe diễn tiến theo một kịch bản có thể không an lành gì cho lắm. Bởi vì vốn dĩ Ý được xem là quốc gia “cứng đầu” nhất trong khối Châu Âu, đơn cử như câu chuyện Nợ Công Ý áp dụng theo cách tính toán riêng của mình thay vì Quy chuẩn chung của Châu Âu khiến câu chuyện Nợ công quốc gia này cứ thế leo thang và ảnh hưởng đến Europe. Do đó, viễn cảnh về Corona thật sự đáng quan ngại, vì thế dễ nảy sinh hành vi EUR có thể bị bán tháo ở thời gian tới, còn việc có xác lập thêm “đáy mới” nữa hay không thì cũng sẽ không quá bất ngờ. Vậy nên giả thuyết bản tin German Ifo Business Climate lúc 16:00 Thứ 3 tốt thì cũng chỉ khiến EUR tăng ngắn hạn thay vì thật sự phục hồi hẳn.
Góc nhìn Kĩ thuật EU khung H4, nếu tăng chỉ là trong ngắn hạn
Cuối cùng ở tuần này bản tin lưu ý cuối cùng sẽ là GDP của Canada lúc 20:30 Thứ 6. Hiện USDCAD vẫn đang Sideway mệt nghỉ vì sự hưởng lời gián tiếp từ dòng tiền khiến OIL tăng trưởng nhẹ ở thời gian vừa qua. Thế nhưng không riêng gì CAD mà điểm chung của tất cả các cặp tiền chính hiện tại đều đang suy yếu (kể cả hàng hóa), dòng vốn chỉ ưu tiên đổ vào Gold là chính yếu. Hơn thế nữa những dữ liệu gần đây của Canada thật sự cũng không quá ấn tượng vậy nên câu chuyện về thế sideway của UCAD có thể bị phá vỡ trước bản tin GDP là hoàn toàn có thể diễn ra, và một kì GDP không quá tốt sẽ khiến em nó có thể xác nhận xu hướng mới để diễn tiến bước giá theo đó.
USDCAD H4, dần đi về đến hồi kết của thế Sideway
LỮ TIÊN SINH
Miễn trừ trách nhiệm:
Các ý kiến trong bài viết này chỉ thể hiện quan điểm cá nhân của tác giả và không phải lời khuyên đầu tư. Thông tin trong bài viết mang tính tham khảo và không đảm bảo tính chính xác tuyệt đối. Nền tảng không chịu trách nhiệm cho bất kỳ quyết định đầu tư nào được đưa ra dựa trên nội dung này.
IQ Option
HFM
ATFX
TMGM
FBS
FxPro
IQ Option
HFM
ATFX
TMGM
FBS
FxPro
IQ Option
HFM
ATFX
TMGM
FBS
FxPro
IQ Option
HFM
ATFX
TMGM
FBS
FxPro